Site icon AE888 Casino | Nhà Cái AE888.COM Đăng Ký +188k

Chương trình ‘Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc’ lần thứ 15

Bắc Kạn tổ chức chương trình 'Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc' lần thứ 15 - Ảnh 1.

Chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV – 2024 đang diễn ra tại tỉnh Bắc Kạn đến hết ngày 29/8. Trong dịp này, tỉnh Bắc Kạn cũng tổ chức loạt sự kiện kỷ niệm 75 năm giải phóng Bắc Kạn (24/8/1949 – 24/8/2024).

Với chủ đề Một vòng Việt Bắc, lễ khai mạc chương trình Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc năm 2024 đã mang đến những tiết mục trình diễn đặc sắc như Mê mẩn hồ Ba Bể, Tình ca non nước Cao Bằng của 6 đoàn nghệ thuật đến từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang và Thái Nguyên.

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, hội nghị ký kết hợp tác toàn diện về truyền thông du lịch giữa Tạp chí Du lịch TPHCM với 6 tỉnh vùng Việt Bắc vừa diễn ra ngày 26/8 với sự tham gia của các chuyên gia ngành Lịch sử – Văn hoá – Du lịch và Quy hoạch như nhà sử học Dương Trung Quốc, GS Phạm Văn Đức (Nguyên Viện phó Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam); Kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bình San – CT Viện Sáng tạo NT Kiến trúc cảnh quan,…).

Chương trình hợp tác không chỉ chia sẻ tiếng nói có ý nghĩa với ngành văn hoá – du lịch của 6 tỉnh Việt Bắc, giúp tìm ra một con đường phát triển du lịch bền vững, phù hợp với nguồn tài nguyên quý giá của Vùng di sản Xanh – Vùng Di sản gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc mà còn mở ra một chương mới trong quảng bá văn hoá du lịch vùng Việt Bắc với độc giả, du khách TP.HCM nói riêng và du khách cả nước nói chung.

Ông Hà Văn Tiến – Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Bắc Kạn – Phó trưởng ban thường trực chương trình Du lịch qua những vùng di sản Việt Bắc cho rằng liên kết sẽ tạo nên sự hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển, quảng bá du lịch; tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng trong đa dạng bản sắc văn hóa, di sản, thiên nhiên của vùng Việt Bắc. 

Đặc biệt, việc ký kết thoả thuận với Tạp chí Du lịch TPHCM, các tỉnh Việt Bắc muốn hướng đến đối tượng khách ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ. 

Cũng tại sự kiện, ông Phạm Duy Hưng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ, Trưởng BTC Chương trình Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc – Bắc Kạn 2024 cho biết kể từ lần đầu tổ chức năm 2009 tại Hà Giang, đến nay hành trình Qua những miền di sản Việt Bắc bước sang năm thứ 15 đã tạo nên thương hiệu du lịch riêng có, đặc trưng của 6 tỉnh Việt Bắc với thông điệp một điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn, góp phần quan trọng trong thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, trong đó Việt Bắc được xác định là 1 trong 7 vùng du lịch của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việt Bắc được xếp vào 1 trong 7 vùng di sản văn hoá của Việt Nam bởi những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên: địa lý – khí hậu – thổ nhưỡng và văn hoá. Công viên địa chất toàn cầu Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn hay những vùng non nước hữu tình như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang là những điểm đến nổi tiếng với nhiều du khách trong và ngoài nước như một chứng chỉ về “di sản xanh”.

Tuy nhiên, với dữ liệu của Tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, doanh số ngành du lịch cả nước đạt 436 nghìn tỷ đồng, trong đó 6 tỉnh Việt Bắc (Cao Bằng – Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên) đạt được hơn tổng hơn 13 nghìn tỷ đồng.

Con số này phản ánh du lịch vùng Việt Bắc hiện mang về nguồn thu còn khá khiêm tốn so với doanh thu của ngành. Nhưng mặt khác lại cho thấy bức tranh về tiềm năng du lịch to lớn mà các địa phương trong vùng đang để ngỏ.

“Do đó, các tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa các giải pháp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch của mỗi tỉnh và của cả vùng Việt Bắc, và một trong các giải pháp rất quan trọng đó là công tác truyền thông, quảng bá để nhân dân, du khách trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn về: Công viên địa chất toàn cầu Hà Giang – Cao Bằng – Lạng Sơn hay những vùng non nước hữu tình của Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên; những di tích lịch sử gắn với trang sử hào hùng của dân tộc; biết đến nhiều hơn các giá trị văn hóa độc đáo và các món ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây…” – ông Hưng cho hay.

Exit mobile version