Site icon AE888

Thể thao Việt Nam: Gian nan chuyện tiền

Gian nan chuyện tiền - Ảnh 1.

Một trong những môn thể thao đang được đánh giá là hoạt động sôi nổi nhất hiện nay là bóng chuyền, thì vừa qua lãnh đạo của Liên đoàn phải nhóm họp tìm cách tháo gỡ khó khăn tài chính. Một môn khác là Billiards cũng nhận được sự quan tâm lớn từ giới mộ điệu, thì như đã biết, Liên đoàn cũng không có tiền để hỗ trợ các cơ thủ nữ dự giải thế giới.

Theo lãnh đạo của Liên đoàn bóng chuyền thì quỹ hoạt động không đển mức âm, vẫn có số dương tiền tỷ nhưng vấn đề là một số khoản thu từ tài trợ luôn ở tình trạng chậm trễ. Đại loại là sổ sách ghi có nhưng tiền trong tài khoản thì có muốn chi cái gì cũng rón rén, hồi hộp.

Đáng chú ý hơn, đội tuyển bóng chuyền nữ đạt được kết quả tích cực trong 2 năm trở lại đây nhưng vào thời điểm hiện tại chưa có đơn vị nào đồng hành ký hợp đồng tài trợ dài hạn. Hiện áo đấu của đội tuyển bóng chuyền nam, nữ Việt Nam chưa xuất hiện nhà tài trợ.

Tóm lại là có thể hình dung: kiếm tiền đã khó, nhận đủ, đúng lúc còn là một chuyện khác. Điều này khiến cho quỹ hoạt động của các Liên đoàn phải ở trong tình trạng mất cân đối.

Muốn hỗ trợ cho VĐV thì lại phải cắt giảm các khoản chi thường xuyên như lương cho chuyên gia hay chế độ tập luyện. Việc bắn súng Việt Nam không thể gia hạn với chuyên gia người Hàn Quốc có thể một lần nguyên nhân cũng xuất phát từ việc tiền lương không tương xứng với trách nhiệm, do phần chi trả này chủ yếu đến từ nguồn ngân sách Nhà nước được quy định sẵn, còn phía Liên đoàn thì không có khoản bổ sung để “giữ người”. Tầm như bóng chuyền mà còn kiếm không ra nhà tài trợ, thì chắc bắn súng còn vất vả hơn dù đây là môn có nhiều thành tích nổi bật.

Đây là “điểm nghẽn” bấy lâu nay của thể thao đỉnh cao Việt Nam. Từ cơ quan quản lý Nhà nước, đến các Liên đoàn/Hiệp hội, ai cũng thấy rõ nhưng “giải” mãi không xong bài toán này trong bối cảnh ngân sách cấp cho nghành thể thao không đủ.

Cơ bản vì nguồn thu chính của các môn thể thao nằm ở tài trợ, quảng cáo… mà nguồn này thì có hạn. Ví dụ như sự bùng nổ của các giải marathon hiện nay đang hút phần lớn các thương hiệu tài trợ thể thao, thế là những môn khác sẽ bị sụt giảm cả về số lượng đối tác lẫn số tiền …

Điều này cho thấy thể thao Việt Nam cần phải đa dạng hóa nguồn thu chứ không thể chỉ đợi các nhà tài trợ. Trường hợp của đội tuyển nữ bóng chuyền là một ví dụ. Các cô gái chân dài của chúng ta luôn nhận được sự quan tâm của truyền thông, bản thân các trận đấu của đội nữ cũng có sức hấp dẫn rất lớn, chưa kể những thành tích vượt trội gây tiếng vang lớn. Nói cách khác, có khá nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút tài trợ nhưng thực tế lại khá phũ phàng.

Vậy nên, trước khi nói đến chuyện định hướng đầu tư, mục tiêu vươn tầm, thì vấn đề tài chính cần được giải quyết đầu tiên. Không có những khoản thưởng lớn thì cũng không thể cung cấp thêm động lực, sự hưng phấn cho VĐV khi thi đấu quốc tế.

Để xảy ra chuyện “hiểu lầm” về tiền trong trường hợp của nữ cơ thủ Nguyễn Hoàng Yến Nhi mới đây rõ ràng là không hay, kể cả khi Liên đoàn có nỗi khổ riêng. Không có tài chính, thì càng không thể thuê được chuyên gia giỏi về huấn luyện, đó là chưa nói đến những chuyến tập huấn cần thiết nhưng vô cùng tốn kém.

Mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu nhiều môn thể thao Việt Nam thực sự chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, tương tự như con đường mà bóng đá đang đi. Ở đó, mỗi CLB, mỗi VĐV sẽ có cách để kiếm ra tiền cho riêng mình. Và chỉ trong cơ chế chuyên nghiệp đó, thì các Liên đoàn/Hiệp hội mới nhìn thấy được các nguồn thu khác để ổn định quỹ hoạt động của mình.

Exit mobile version